Toàn bộ tài sản của vợ chồng chị Phạm Thị Hồng (dân tộc Hrê, trú huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) là mảnh đất rẫy sát bìa rừng, xa nhà, khó đi lại, cũng chẳng đủ gạo ăn. Để lo cho con cái học hành, vợ chồng phải đi làm mướn. Họ có khi leo dốc, leo núi để hái cà phê, chặt cây, làm cỏ… để nhận số tiền công hơn 100.000 đồng/ngày.

Chị Hồng vẫn còn nhớ rõ, anh Phạm Văn Si, chồng chị (SN 1986) gặp nạn vào ngày 22/7/2023. “Chúng tôi lên núi để chặt cây cho người ta, không may chồng tôi bị cây đổ đè trúng cổ, không còn cử động được. Đưa đi Đà Nẵng và Huế, bác sĩ nói bị gãy đốt sống cổ, dập tủy dẫn đến liệt cả tay chân. Muốn điều trị thì phải có mấy trăm triệu, không có tiền nên đành đưa anh về”, chị Hồng bập bẹ.

pham van si 1.jpg
Từ lúc gặp nạn, nhiều lần gia đình đưa anh Si về nửa chừng vì hết tiền.

Trong nhà chẳng có ai biết cách chăm sóc người bệnh liệt giường, anh Si chỉ nằm trơ trọi. Tổn thương tủy sống khiến anh mất cảm giác. Chỉ đến khi bị lở loét vùng tì đè dưới mông, vết thương hoại tử, bốc mùi, chị Hồng mới phát hiện ra. Không còn cách nào khác, chị đành bán hết rẫy - tài sản duy nhất lấy 70 triệu đồng rồi đưa chồng vào bệnh viện lớn ở TP.HCM. Anh Si được phẫu thuật, nhưng chữa trị nửa chừng thì hết tiền nên lại xin về.

Thời điểm chúng tôi tìm hiểu thì anh Si đã nằm viện đợt thứ 3. Trước đó, khoảng đầu tháng Chạp, anh đau đầu dữ dội, nhưng phải nhiều ngày sau gia đình mới gom góp được 20 triệu đồng để đưa anh đến Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp.

Bác sĩ Nguyễn Dương Hoàng Khang cho biết, trước khi chuyển đến, anh Si đã được phẫu thuật do bị gãy trật đốt sống cổ và đốt sống ngực, tổn thương tủy sống. Vợ anh không có nhiều kiến thức về chăm sóc người bệnh, nhưng rất hợp tác, lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ. Sau quá trình điều trị, tập vật lí trị liệu, anh đã cử động được 2 tay, còn chân vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Bác sĩ dự kiến, anh Si vẫn còn phải nằm viện kéo dài. Dù có bảo hiểm y tế nhưng gia đình vẫn phải chi trả thuốc men, vật tư y tế nằm ngoài danh mục bảo hiểm, khá tốn kém.

pham-van-si-2.jpg
Chị Hồng vừa lo lắng cho chồng, vừa xót xa các con ở nhà không người chỉ bảo.

Suốt 3 tháng nay, chị Hồng chỉ xin cơm từ thiện và mì gói ăn qua ngày, nhưng số tiền 20 triệu đồng vay trước đó vẫn nhanh chóng cạn sạch. Chị rất mong chồng mình khỏe lại để phụ đỡ chăm lo các con, nhưng lại chẳng biết kiếm đâu ra tiền cho anh chữa trị tiếp.

Ở quê, họ sống nhờ nhà ngoại. Phương tiện canh tác đã bán. Lao động chính là hai vợ chồng thì người nằm viện, người đi chăm, chẳng còn ai có thể kiếm tiền. Họ trở thành hộ nghèo mới của địa phương. Con trai út đang học lớp 4, do không có tiền đóng học nên bữa đi, bữa nghỉ, chị cũng không biết phải làm sao.

Bán hết rẫy rồi tôi cũng lo lắm, chỉ ước mong sao đủ tiền để anh điều trị mau khỏi, để còn về nhà với con”, chị tâm sự.

Trước hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình, Phòng CTXH Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp đã kết nối Báo VietNamNet, mong sớm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ bạn đọc hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 

1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp,

hoặc chị Phạm Thị Hồng; Địa chỉ: Thôn Làng Mạ, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi;

SĐT: 0359311165.

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.107 (anh Phạm Văn Si)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.