“Điều quan trọng là Mỹ cần thoát khỏi sự phụ thuộc, mà đặc biệt là phụ thuộc vào Nga. Nếu không hành động, Nga sẽ tiếp tục giữ vững thị trường. Chuyện này thực sự quan trọng đối với an ninh quốc gia, khí hậu, và sự độc lập về năng lượng của Mỹ”, hãng tin Sputnik dẫn lời bà Huff nói hôm 7/11. 

nhien lieu hat nhan.jpg
Nga trở thành nhà cung cấp chính nhiên liệu hạt nhân đã được làm giàu cho thế giới. Ảnh: Sputnik

Trong nửa đầu năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu lượng uranium được làm giàu từ Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom của Nga cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Con số này chiếm khoảng 25% lượng nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Mỹ

Mỹ bắt đầu mua số lượng lớn uranium được làm giàu từ Nga sau Chiến tranh Lạnh. Sau thảm họa động đất sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản vào năm 2011, nhiều quốc gia đã tạm dừng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Nhiều công ty tư nhân như Westinghouse của Mỹ và Areva SA của Pháp bị phá sản, dẫn tới làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân. Tập đoàn Rosatom của Nga không chỉ vượt qua cơn bão khủng hoảng, mà còn trở thành nhà cung cấp chính uranium được làm giàu cho toàn thế giới.

Hiện gần 1/2 số uranium được làm giàu trên thế giới được sản xuất ở Nga. Mỹ đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Nga, nhưng đến nay vẫn thất bại.

Ngoài Mỹ, châu Âu cũng nhập khẩu số lượng lớn nhiên liệu hạt nhân từ Nga. Theo đó, nhiên liệu của Nga đã chiếm 17% lượng nhiên liệu hạt nhân mà châu Âu nhập khẩu vào năm 2022. 

Nga áp lệnh hạn chế xuất khẩu nhiên liệu

Nga áp lệnh hạn chế xuất khẩu nhiên liệu

Cơ quan báo chí của Hội đồng Bộ trưởng Nga thông báo, chính phủ nước này vừa tạm thời áp hạn chế xuất khẩu một số nhiên liệu nhất định để ổn định thị trường nội địa.