trien lam thoi trang va thuong mai hong kong centerstage 1.jpg
NTK Lê Ngọc Hà Thu liên tiếp được mời giới thiệu bộ sưu tập thời trang bền vững tại 2 sự kiện lớn của Châu Á là: Tuần thời trang Thâm Quyến (Trung Quốc) và Triển lãm thương mại thời trang quốc tế Hong Kong Centerstage (Trung Quốc). Đây là điều mà trước giờ không nhiều NTK trẻ Việt Nam thực hiện được. Lê Ngọc Hà Thu từng tốt nghiệp Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Năm 2020, Hà Thu đoạt giải Quán quân cuộc thi thiết kế thời trang bền vững lớn nhất thế giới Redress Design Award mảng thời trang nam. 
trien lam thoi trang va thuong mai hong kong centerstage 2.jpg
Tuần lễ thời trang 2023 Thâm Quyến (Trung Quốc) có sự tham gia của hơn 80 NTK. Đây là một trong hai tuần lễ thời trang lớn nhất Trung Quốc, bên cạnh Tuần lễ thời trang Thượng Hải.
tuan le thoi trang tham quyen 3.jpg
Triển lãm thương mại thời trang quốc tế Hong Kong Centerstage là một trong những hoạt động quảng bá và thúc đẩy thời trang với hơn 210 thương hiệu từ 18 quốc gia. 
tuan le thoi trang tham quyen 4.jpg

NTK Lê Ngọc Hà Thu mang tới bộ sưu tập mới nhất "Savage Garden" lấy cảm hứng từ kiệt tác “The garden of Earthly Delights” của danh họa Hieronymus Bosch và các tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc siêu thực Rene Magritte. 

tuan le thoi trang tham quyen 6.jpg
Các thiết kế là sự kết hợp hòa quyện giữa phương Đông và phương Tây. 
tuan le thoi trang tham quyen 9.jpg
NTK mong muốn vẻ đẹp truyền thống phương Đông được hòa quyện với trang phục phong cách phương Tây sẽ giúp giới mộ điệu trở nên quen thuộc hơn với hình bóng Á Đông, từ đó nhìn thấy vẻ đẹp và trân trọng bản sắc văn hóa của họ trong thời đại toàn cầu hóa.
tuan le thoi trang tham quyen 5.jpg

Bộ sưu tập sử dụng chất liệu tự nhiên như lụa tơ sen, lụa dâu… Những chiếc cúc áo cũng được sản xuất nhờ công nghệ tái chế nghiền nén vỏ hộp sữa bỏ đi, sau đó cắt khuôn tạo hình cúc (do một đơn vị thứ ba thực hiện).

tuan le thoi trang tham quyen 1.jpg
Hà Thu trung thành theo đuổi thời trang xanh, thời trang bền vững bằng cách sử dụng nguồn vải cũ, vải tái chế, vải thừa; lối cắt rập hạn chế vải thừa; phương pháp nhuộm màu thực vật ít xả hóa chất gây hại cho môi trường; thiết kế đa năng và độ bền cao làm tăng tuổi thọ của sản phẩm.