Trong số trên, giấy phép cho tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản là 27.132 giấy phép, giấy phép cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là 2.420 giấy phép.

phuyen.jpg
Một góc biển Phú Yên

Việc cấp hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản được căn cứ trên kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2011-2020; xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản vùng khơi; tổng sản lượng cho phép khai thác vùng khơi và cơ cấu nghề, đối tượng khai thác. Cùng với đó là định hướng phát triển khai thác thủy sản vùng khơi tại Nghị quyết số 36-NQ/TƯ về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Như vậy, hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản giai đoạn 2024-2029 giảm 5,6% so với giai đoạn 2019-2024. Việc giảm hạn ngạch này chủ yếu là giảm với tàu lưới kéo và tăng đối với tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Điều này phù hợp với định hướng bảo tồn nguồn lợi, phát triển bền vững ngành thủy sản cũng như góp phần chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Việc phân bổ hạn ngạch cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác và điều kiện ngư trường và nguồn lợi. Theo đó, địa phương được cấp giấy phép nhiều nhất là Kiên Giang với 3.720 giấy phép, tiếp đến là Bình Định với 3.280 giấy phép, Quảng Ngãi với 3.102 giấy phép…

PV