{keywords}

Gần 70 năm đã trôi qua, từ ngày Hiệp định Geneva được ký kết (ngày 20 tháng 7 năm 1954), nhiều người vẫn có mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc.

Hơn 10 năm trước, người viết có cơ hội được gặp và trò chuyện với ông Võ Văn Sung - đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại Pháp. 

Ông cũng là người đã từng tham gia Ban Liên hiệp đình chiến Chiến trường Liên khu Năm cuối năm 1954 trong quá trình thực hiện Hiệp định Geneva, sau này ông là thành viên đoàn đàm phán bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger trong thời kỳ Hội nghị Paris. 

Nhìn lại Hiệp định Geneva, nhà ngoại giao kỳ cựu đánh giá: “Đây là trang sử bi hùng của dân tộc”. Bài học lớn cho hậu thế là giữ vững độc lập-tự chủ: chúng ta phải tự quyết định số phận của mình".

{keywords}

Trong cuộc trò chuyện hơn 2 giờ đồng hồ, hơn một lần nhà ngoại giao kỳ cựu nhấn mạnh cụm từ "Đây là trang sử bi hùng của dân tộc!".

Ông chia sẻ: "Bởi vì câu chuyện bộ đội và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, mong ước hai năm sau có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, nhưng hai năm đã biến thành 20 năm chờ đợi và tranh đấu. Bi kịch đó gắn vào từng gia đình Việt Nam cả trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng 20 năm là trang sử hào hùng nhất trong lịch sử xây dựng và giải phóng đất nước. 

Có người không hiểu, cho rằng Hiệp định Geneva là văn bản được ký kết để chia cắt đất nước Việt Nam. Để hiểu đúng, trước hết không thể tách rời bản Hiệp định với những việc khác. Nếu nhìn tổng thể cả Hội nghị Geneva và bối cảnh thời đó, thì Hiệp định là một thắng lợi của chúng ta về quân sự, chính trị và ngoại giao.

{keywords}

Cụ thể trong các văn kiện đã ký có 3 văn kiện quan trọng nhất là:

1. Hiệp định quân sự chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, ký giữa Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương (*). Đó là về quân sự.

2. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị khẳng định đây là Hiệp định mà Pháp thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của cả ba nước Đông Dương. Theo đó, năm 1955 Campuchia và Lào sẽ tổ chức tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chính phủ được bầu ra là chính phủ của nước Campuchia độc lập và nước Lào độc lập.

Riêng với Việt Nam, là một nước được công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong lúc chờ tổng tuyển cử, tạm thời chia làm hai miền. Quy định ghi rõ ràng, tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào 20/7/1956. Trong đó có một nội dung rất quan trọng: giới tuyến quân sự không được xem là biên giới lãnh thổ hay quốc gia, mà chỉ có ý nghĩa tạm thời. Vì vậy không phải vì giới tuyến này mà hiểu nhầm rằng Hiệp định Geneva có tính chất chia cắt đất nước. Đây là một nội dung lớn quan trọng của Tuyên bố chính trị.

3. Trao đổi thư giữa thủ tướng Pierre Mendes-France và Phạm Văn Đồng về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam DCCH và CH Pháp. Trong đó nêu vấn đề quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước; về việc đặt cơ quan Tổng đại diện của Chính phủ CH Pháp tại Hà Nội và sau đó phía Pháp cử ông Sainteny sang làm Tổng đại diện.

"Hiệp định Geneva là một thắng lợi bước đầu của dân tộc ta lúc bấy giờ"

Với những gì đạt được trên bàn đàm phán, Hiệp định Geneva cũng mở ra cho chúng ta thêm một khả năng thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình thông qua tổng tuyển cử. Lãnh đạo ta biết khả năng này không lớn, bởi vì đứng sau lưng Pháp là Mỹ sẵn sàng nhảy vào Đông Dương thế chỗ. 

{keywords}

Mỹ không chịu ký bản Hiệp định và ngay sau khi các bên khác ký kết, Tổng thống Mỹ Eisenhower lúc bấy giờ tuyên bố rằng nếu tổng tuyển cử thì ít nhất có 80% nhân dân Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh, có nghĩa là Mỹ không muốn có tổng tuyển cử. Vì vậy đồng chí Lê Duẩn đã ở lại miền Nam để nghiên cứu đường lối giải phóng miền Nam một khi tổng tuyển cử không thành.

Hiệp định Geneva đã đánh dấu một nửa nước được thống nhất, có thời cơ hoà bình xây dựng. Nhờ vậy, miền Bắc được củng cố để làm hậu phương lớn vững chắc chuẩn bị cho khả năng phải tiếp tục chiến đấu lâu dài giải phóng miền Nam, vì hậu phương là yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp theo đã khẳng định điều đó.

Với kết quả như vậy, một lần nữa tôi khẳng định Hiệp định Geneva là một thắng lợi bước đầu của dân tộc ta lúc bấy giờ".

{keywords}

Mục tiêu của Việt Nam khi đó là thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng Hiệp định Geneva chỉ giúp chúng ta giành được một nửa đất nước. 

Với kết quả đạt này, khi nhìn lại Hiệp định Geneva, không ít người trăn trở, lẽ ra, với những gì đã đạt được ở Điện Biên Phủ, lẽ ra thắng lợi của chúng ta trên bàn đàm phán phải to lớn hơn rất nhiều.

Thêm vào đó, ngay trong văn kiện quân sự, trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, tất cả cũng đều khẳng định: nước Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Trong một hội nghị, Bác Hồ đã phê phán nhiều người chủ quan, nghĩ rằng ta đang thắng ở Điện Biên Phủ, thì ta có thể đánh tuốt luôn. Những người đó chỉ thấy thực dân Pháp, mà không thấy sau lưng Pháp là Mỹ. Nếu đánh Pháp tiếp thì ta có thể, nhưng nếu Mỹ - Pháp cùng hợp tác thì sức ta không đánh tiếp được. Pháp chịu thua Việt Minh, nhưng vẫn hy vọng giữ miền Nam. Khi đó, Mỹ cũng đã chuẩn bị điều kiện để nhảy vào cuộc.

{keywords}

Cần nói thêm, thời điểm đó, các đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa thật sự họ đã giúp chúng ta rất nhiều. Nhưng cần phải luoon nhớ rằng, trong quan hệ quốc tế, bên cạnh cái chung, còn có cả lợi ích riêng, nên việc giúp đỡ chúng ta còn phụ thuộc vào lợi ích riêng của từng nước.

Giai đoạn đó, các bên đều có nhu cầu ổn định hoà bình, đều mong muốn xây dựng đất nước. Chẳng hạn, Trung Quốc muốn có hòa bình ở Đông Dương, nhưng phải là một nền hòa bình có lợi nhất đối với lợi ích quốc gia của họ, vừa tạo được một khu đệm ở Đông Dương với nhiều vùng lãnh thổ riêng biệt và tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, vừa ngăn chặn bất cứ nước nào có thể tạo lập ảnh hưởng ở khu vực này.

{keywords}

Trung Quốc muốn trở thành nước lớn thứ 5, nên muốn nhân dịp này chen vai thích cánh với Tứ-cường. Vì vậy, trong vấn đề Triều Tiên, do "kháng Mỹ, viện Triều" mà Trung Quốc có tiếng nói với Bắc Triều Tiên. Trong vấn đề Việt Nam, Trung Quốc có giúp Việt Nam, nhưng cuộc kháng chiến là do nhân dân Việt Nam tự tiến hành. 

Liên Xô cũng muốn hoà hoãn với Mỹ và tất cả các nước phương Tây, trong đó tăng cường quan hệ với Pháp, nhằm tranh thủ Pháp trong các vấn đề ở châu Âu, vốn là một ưu tiên của nước này vào thời điểm đó.

Trong bối cảnh như vậy, Hội nghị Geneva nhóm họp do sáng kiến và yêu cầu của các nước lớn nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho hai cuộc chiến tranh nóng là chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Vì vậy sau trận Điện Biên Phủ, nếu ta tiếp tục đánh tới thì cả Liên Xô và Trung Quốc sẽ không giúp ta nữa.

Xuất phát từ những tính toán chiến lược như vậy, trong đàm phán về giải pháp cho Việt Nam và Đông Dương, Liên Xô và Trung Quốc một mặt đấu tranh bảo vệ lợi ích của ta, mặt khác có những thỏa hiệp và đồng thời thúc đẩy chúng ta nhân nhượng, nhằm đưa Hội nghị đạt đến kết quả họ mong muốn. Chắc chắn chúng ta mong đạt được nhiều hơn, nhưng ta phải biết nắm cơ hội và biết điểm dừng.

Do vậy, ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Geneva không thuần tuý là ta làm chủ được bao nhiêu phần lãnh thổ. Điều quan trọng hơn là Hiệp định ký kết không dừng lại ở những gì chúng ta đạt được, mà nó tạo tiền đề cho chúng ta chuẩn bị bước tiếp lên chặng đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng.

Về sau này, cũng có người hỏi tôi rằng: Có hay không những người bạn lớn đã vì lợi ích của dân tộc họ, ép Việt Nam phải nhân nhượng nhiều! Phải chăng đó là giới hạn của chủ nghĩa quốc tế vô sản lúc bấy giờ?

Lúc đó và cho tới bây giờ câu trả lời của tôi là: Thực chất chìa khóa nằm ở Hà Nội. Bác Hồ Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris đều dạy cho chúng ta một điều là chúng ta phải làm chủ sự nghiệp và vận mệnh của mình.

Không nên ảo tưởng vào cái gì cao hơn lợi ích của dân tộc, trừ lợi ích duy nhất mang tính trách nhiệm của toàn nhân loại, như là một nền hòa bình đích thực.

Trong quan hệ giữa các quốc gia, ai cũng vậy, giúp người khác cũng vì lợi ích của chính mình. Không có cái gì là cho không, biếu không. 

Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm

20/11/2021 03:48